Luật bàn thắng dựa theo những quy định như thế nào, muốn một bàn thắng được công nhận, các đội bóng cần phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố nào? Tìm hiểu ngay luật bàn thắng là gì trong bóng đá ngay bài viết sau đây. Bên cạnh đó, chúng tôi còn cập nhật đến bạn luật bàn thắng vàng và luật bàn thắng sân khách.
Bóng đá là trò chơi của cảm xúc và để có thể mang lại những phút giây bùng nổ và vỡ òa với các bàn thắng được ghi, FIFA đã quy định rất rõ luật bàn thắng trong quy định của mình. Tuy nhiên không phải ai xem bóng đá cũng đã hiểu rõ hết về những điều luật này. Chính vì vậy đây là bài viết ketquabongdatructuyen.host muốn dành cho bạn, cùng theo dõi nhé.
Luật bàn thắng là gì?
>> Xem thêm: caulabobongdarealmadrid.click/, lichthidaubongda.life/
Một bàn thắng được coi là hợp lệ trong bóng đá khi bóng đi qua vạch vôi trắng ngay giữa khung thành và không có phần nào của bóng ở trên vạch vôi đó. Vạch vôi được xác định là đường nối giữa hai cột dọc, nằm phía dưới và song song với xà ngang.
Thêm một điều kiện cần phải đáp ứng là trong tình huống bóng đi qua vạch vôi, trước đó phải không có bất kỳ sự vi phạm nào từ phía đội bóng ghi bàn.
Bàn thắng trong mỗi trận cầu là thứ không thể thiếu để làm bùng nổ cảm xúc của người hâm mộ trên khắp các khán đài. Một bàn thắng có thể được ghi theo nhiều cách khác nhau, bao gồm:
- Đệm bóng gần khung thành.
- Sút xa, đánh đầu, dùng chân phải, chân trái để đưa bóng vào lưới.
- Cứa lòng qua tầm với của thủ môn.
- Bàn thắng đến từ các tình huống cố định như penalty, đá phạt trực tiếp, đá phạt gián tiếp, đá phạt góc.
- Phản lưới nhà.
- …
Nói chúng có rất nhiều biến số có thể diễn ra trong một trận đấu bóng đá và trong suốt chiều dài lịch sử, làng túc cầu đã chứng kiến không ít các bàn thắng đã đi vào huyền thoại như tình huống dùng tay đưa bóng vào lưới đội tuyển Anh của Maradona tại tứ kết World Cup 1986 hay pha ngã xe đạp chổng ngược không tưởng của Zlatan Ibrahimovic cũng vào lưới đội tuyển Anh trong một trận giao hữu.
Xem thêm: bóng đá ngoại hạng anh tối nay
Ngoài ra có không ít các tình huống bàn thắng được ghi theo những cách “dở khóc dở cười” và đó mới chính là vẻ đẹp thực sự của bóng đá.
Phần tiếp theo trong bài viết, Kết Quả Bóng Đá Trực Tuyến sẽ giúp bạn tìm hiểu một trong những điều luật quan trọng nhất liên quan đến bàn thắng là luật bàn thắng sân khách.
Luật bàn thắng sân khách là gì?
Ở phần trên bạn đã hiểu được luật bàn thắng là gì thì luật bàn thắng sân khách có thể hiểu một cách đơn giản là điều luật chỉ áp dụng trong các trận đấu có hình thức thi đấu cả lượt đi và lượt về. Trong trường hợp đó, hai đội sẽ đá trên sân khách một lần và trên sân nhà lần còn lại. Đây là lúc mà luật bàn thắng sân khách phát huy sức mạnh của nó.
Lúc này, nếu kết thúc cả hai lượt trận, hai đội vẫn hòa nhau về tổng số bàn thắng, bàn thua thì luật bàn thắng sân khách là gì sẽ được áp dụng để có thể tìm ra người chiến thắng cuối cùng. Theo luật bàn thắng sân khách, nếu trận đấu kết thúc với tỷ số hòa, đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn trên sân khách sẽ là đội giành được chiến thắng. Luật bàn thắng sân khách được sử dụng lần đầu tiên tại Giải vô địch châu Âu năm 1965-1966.
Để giúp bạn dễ dàng hình dung luật bàn thắng sân khách là gì, cùng xem qua một ví dụ đơn giản này nhé.
- Trận lượt đi: Đội A (sân nhà) giành chiến thắng trước đội B (sân khách) với tỷ số 1-0.
- Trận lượt về: Đội B (sân nhà) giành chiến thắng trước đội A (sân khách) với tỷ số 2-1.
Như vậy sau hai lượt trận đi và về tổng tỷ số của hai đội đang hòa nhau là 2-2 nhưng nếu luật bàn thắng sân khách được áp dụng thì đội A sẽ là những người giành chiến thắng chung cuộc vì số bàn thắng đội A ghi được trên sân khách là 1 còn của đội B là 0.
Qua ví dụ trên có thể thấy, luật bàn thắng sân khách ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của một cặp đấu và có thể giúp tìm ra người thắng, kẻ thua trong trường hợp hai đội hòa nhau mà không cần phải sử dụng đến hiệp phụ hay những loạt đá luân lưu. Chỉ trong trường hợp cả hai đội hòa nhau cả về số bàn thắng trên sân khách khi đó hai hiệp phụ mới được áp dụng.
Những tác động to lớn của luật bàn thắng sân khách đến với thế giới bóng đá
Ngoài việc biết luật bàn thắng sân khách là gì, bạn có biết nó tác động như thế nào đến các đội không? Hãy cùng ketquabongdatructuyen tìm hiểu ngay ở phần này nhé.
Luật bàn thắng sân khách lần đầu tiên được sử dụng trong cuộc thi bóng đá Cúp UEFA Cup Winners ‘vào năm 1965, giữa hai đội Dukla Prague và Budapest Honved. Mục tiêu của quy định bàn thắng sân khách này là để giúp các trận đấu không cần phải dùng đến thời gian thi đấu thêm của hiệp phụ để có thể phân định thắng thua.
Hơn nữa, luật bàn thắng sân khách còn giúp cho trận đấu diễn ra công bằng và kịch tính hơn. Cần biết trong những thập niên 60, 70 của thế kỉ trước một trận đấu phải hành quân xa nhà của các đội khách gặp phải vô số những trở ngại như thời tiết không phù hợp, khí hậu, chi phí đi lại, nơi ở,… tất cả đều ảnh hưởng đến thể lực của đội. Hơn nữa, trong bối cảnh phương tiện di chuyển lúc đó vẫn còn nhiều khó khăn trong việc di chuyển.
Khi luật bàn thắng sân khách được đưa vào sử dụng, các đội khách sẽ cố gắng thi đấu máu lửa hơn để có thể kiếm được một bàn thắng trên sân khách và đồng thời giảm đi lợi thế to lớn mà các đội chủ nhà nhận được. Theo thống kê, từ khi ra đời luật bàn thắng sân khách, tỷ lệ chiến thắng của các đội phải hành quân xa nhà được nâng cao thêm 35%.
Những lý do luật bàn thắng sân khách được áp dụng?
Trong gần một thế kỷ qua, FIFA cũng như UEFA thường sử dụng luật bàn thắng sân khách trong các trận đấu lớn. Trong giải đấu cúp C1, luật bàn thắng sân khách quy định đội ghi được nhiều bàn thắng nhất trên sân khách sẽ vào vòng trong nếu hai đội có cùng số bàn thắng bàn thua sau hai lượt trận.
Như đã đề cập phần trên, luật bàn thắng sân khách giúp đem lại những sự công bằng hơn trong bóng đá. Đội khách thay vì phải chịu nhiều bất lợi trong các chuyến đi đến sân đấu thủ sẽ có thêm nguồn động lực để có thể ghi bàn vào lưới đối phương. Các đội chủ nhà vì thế mà cũng mất đi chút ít lợi thế.
Quan trọng nhất, bóng đá ngày trước đa phần các đội phải di chuyển bằng đường bộ hoặc đường thủy nên ảnh hưởng rất nhiều đến thế lực. Nếu phải thi đấu thêm hiệp phụ, đó sẽ là bất lợi qua to lớn đối với các đội khách.
Đây cũng chính là những lý do lớn nhất mà FIFA quyết định áp dụng luật bàn thắng sân khách vào hệ thống các giải đấu.
Đến đây thì một câu hỏi được đặt ra là trong trường hợp kết thúc cả hai lượt trận nếu hai đội hòa nhau về tổng tỷ số và cả bàn thắng trên sân khách thì khi đó hiệp phụ sẽ được áp dụng và luật bàn thắng sân khách sẽ ảnh hưởng thế nào đến hai đội trong hiệp phụ.
Luật bàn thắng sân khách có áp dụng ở hiệp phụ không?
Câu trả lời là có. Như đã phân tích nếu hai đội bóng đều bất phân thắng bại sau cả cả lượt đi và lượt về dù đã sử dụng đến luật bàn thắng sân khách thì bắt buộc phải có thêm thời gian 30 phút của hai hiệp phụ để phân định thắng thua.
Lúc này luật bàn thắng sân khách vẫn được áp dụng trong hiệp phụ, nghĩa là nếu đội khách ghi được một bàn thắng trong thời gian 30 phút này thì đội chủ nhà muốn đi tiếp buộc phải ghi ít nhất 2 bàn. Đây cũng được xem là lợi thế cho các đội phải làm khách để cân bằng lại lợi thế được cổ vũ từ các cổ động viên của đội chủ nhà.
Và nếu hiệp phụ kết thúc với tỉ số hòa 0-0, thì khi đó loạt sút luân lưu sẽ được áp dụng.
Bên cạnh luật bàn thắng sân khách thì một điều luật nữa từng liên quan đến bàn thắng đã từng làm thay đổi cả thế giới bóng đá. Đó chính là luật bàn thắng vàng.
Luật bàn thắng vàng là gì?
Có một số trận đấu bóng đá không thể phân định thắng bại sau 90 phút thi đấu chính thức. Khi đó, ban tổ chức sẽ cho hai đội thêm thời gian để chọn ra đội thắng cuộc. Bàn thắng vàng sẽ là bàn thắng đầu tiên được ghi trong hiệp phụ. Trận đấu sẽ kết thúc ngay sau khi trọng tài công nhận bàn thắng này.
Tất nhiên, đội chiến thắng sẽ là đội có bàn thắng vàng. Trong một số trường hợp nhất định, điều này được sử dụng để chọn người thắng và người thua của hai đội. Năm 1992, luật bàn thắng vàng lần đầu tiên được sử dụng. Trong bóng bầu dục, có một quy tắc tính điểm vàng hoạt động tương tự như cách ghi bàn thắng vàng.
Ý nghĩa của bàn thắng vàng trong các trận đấu
Khi đã biết được bàn thắng vàng là gì? bạn có thể thấy được tầm quan trọng của nó là lớn như thế nào. Bàn thắng vàng thường được áp dụng trong các giải đấu cúp và nó đã từng được áp dụng trong lịch sử các kì Euro cũng như World Cup.
Tại các giải đấu lớn này, kể từ vòng loại trực tiếp knock-out việc phân định thắng thua để tìm ra cái tên đi tiếp là điều bắt buộc. Nếu trận đấu sau 90 phút thi đấu chính thức mà vẫn có tỷ số hòa thì hai đội bóng sẽ bước vào thời gian thi đấu của hiệp phụ.
Khác với hiện tại khi bước vào thời gian đá hiệp phụ thì cả hai đội cần phải chơi hết cả hai hiệp phụ với tổng thời gian là 30 phút. Nhưng khi luật bàn thắng vàng được áp dụng, nếu có một đội bóng ghi được bàn thắng trong quãng thời gian hiệp phụ thì trận đấu sẽ kết thúc ngay lập tức và đội ghi được bàn thắng đó sẽ là người giành chiến thắng.
Ví dụ nếu đội A và B bước vào thời gian thi đấu hiệp phụ. Nếu đội A ghi được bàn thắng ở phút thứ 5 hiệp phụ thứ nhất và nếu bàn thắng được công nhận là hợp lệ thì trận đấu sẽ kết thúc ngay lúc này và đội A là đội giành được thắng lợi. Còn bây giờ khi các trận đấu đã không còn áp dụng luật bàn thắng vàng thì cả hai đội buộc phải thi đấu hết 30 phút của hai hiệp phụ.
Tuy nhiên, Liên đoàn bóng đá thế giới FIFA đã không còn sử dụng luật bàn thắng vàng trong các trận đấu sau năm 2004. Thay vào đó, hai hiệp phụ kéo dài 30 phút sẽ được diễn ra để phân định kết quả cuối cùng của trận đấu.
Luật bàn thắng vàng đã bị bãi bỏ sau cuộc tranh luận gay gắt giữa các chuyên gia và người hâm mộ trên toàn thế giới. Vì họ tin rằng nếu trận đấu kết thúc đột ngột, cảm xúc của khán giả sẽ bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, thật khó để bác bỏ những cảm xúc tuyệt vời mà các bàn thắng vàng trong quá khứ đã từng mang lại. Rõ ràng, nó mang đến cho người xem những giây phút hồi hộp và bùng nổ nhất..
Những bàn thắng vàng nổi tiếng nhất trong lịch sử bóng đá
Vậy là bạn đã biết về luật bàn thắng là gì bên cạnh luật bàn thắng sân khách và luật bàn thắng vàng. Trong phần này, ketquabongdatructuyen sẽ cùng các bạn điểm qua một chút về những bàn thắng vàng đáng nhớ nhất trong lịch sử.
Những bàn thắng vàng nổi tiếng trong lịch sử
Bàn thắng vàng của Oliver Bierhoff tại Euro 1996 giúp Đức lần thứ 3 lên đỉnh châu Âu
Trước vòng chung kết Euro 1996 Oliver Bierhoff là cái tên còn khá xa lạ với người hâm mộ, nhưng chân sút cao lớn này khi đó chính là người hùng lớn nhất của cỗ xe tăng Đức trên hành trình trở thành nhà vua của châu Âu lần thứ ba trong lịch sử. CH Séc và đội tuyển Đức gặp nhau trong trận chung kết năm đó, Bierhoff được tung vào sân ở phút 69 và chỉ 3 phút sau khi có mặt trên sân, tiền đạo nào có cú đánh đầu sở trường ghi bàn thắng giúp đội tuyển Đức quân bình tỷ số 1-1.
Hai đội bước vào thời gian thi đấu hiệp phụ, chỉ 5 phút sau khi tiếng còi bắt đầu hiệp phụ thứ nhất vang lên, Oliver Bierhoff đã tự ghi tên mình vào ngôi đền huyền thoại của bóng đá Đức với cú dứt điểm bằng chân trái khéo léo làm tung lưới thủ thành Petr Kouba của CH Séc. Trên khắp các khán đài người hâm mộ của Die Mannschaft vỡ òa trong sung sướng. Nhờ bàn thắng quý hơn vàng này mà Bierhoff đã tự nâng tên tuổi của mình lên một tầm cao mới và bước ra ánh sáng.
Bàn thắng vàng của Ahn Jung Hwan tại kì World Cup 2002 lịch sử
Nhiều người hâm mộ có thể nhớ lại trận đấu tứ kết tại World Cup giữa Hàn Quốc và Italia năm 2002. Đây là cuộc chạm trán cực kỳ khó khăn, căng thẳng khiến người hâm mộ bóng đá phải nghẹt thở trong từng phút giây của trận đấu.
Hai bên hòa nhau sau 90 phút thi đấu chính thức buộc cả hai phải bước sang hiệp phụ để phân định thắng bại. Trong khoảnh khắc này, Ahn Jung Hwan của đội Hàn Quốc đã ghi một bàn thắng vàng tuyệt đẹp bằng một cú đánh đầu đẹp mắt giúp Hàn Quốc lần đầu tiên có mặt trong Top 4 đội mạnh nhất tại một kì vô địch thế giới.
Bàn thắng vàng của Trezeguet vào lưới Italia tại chung kết Euro 2000
Bước vào trận chung kết Euro 2000 giữa Pháp và Ý, bàn thắng của Marco Delvecchio ở phút 55 đã giúp Azzurri vượt lên dẫn trước. Del Piero có hai cơ hội để ghi bàn ở cuối trận, nhưng tiền đạo này lại bỏ lỡ rất đáng tiếc.
Để rồi Sylvain Wiltord tung một cú sút tuyệt đẹp ở phút 89 đánh bại Francesco Toldo và gỡ hòa 1-1 cho những chú gà trống Gô Loa. Ý đã mệt mỏi trong hiệp phụ và để Pháp ghi được Bàn thắng vàng quý giá. Pires đã thực hiện một pha chuyền bóng tuyệt vời từ bên cánh trái để Trezeguet tung ra cú vô lê để đời, mang về cho Pháp chức vô địch châu Âu.
Sau khi tìm hiểu luật bàn thắng là gì, chúng ta có thể thấy được luật bàn thắng vàng và luật bàn thắng sân khách có tác động rất lớn trong lịch sử bóng đá. Dù cho hiện tại luật bàn thắng vàng đã không còn được sử dụng cũng như luật bàn thắng sân khách đã bị UEFA khai tử tại các giải đấu thuộc liên đoàn bóng đá châu Âu từ năm 2020, nhưng không thể phủ nhận những ảnh hưởng to lớn của các điều luật đặc biệt này.
Hy vọng với những kiến thức bổ ích được Ketquabongdatructuyen.host chia sẻ, bạn sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm để có thể soi kèo chuẩn xác trong các quyết định đặt cược. Đừng quên lưu lại ngay Ketquabongdatructuyen.host để có thể theo dõi nhiều bài viết hấp dẫn về bóng đá nhé!